[Tổng hợp] Các loại vải cao cấp trong may mặc

Vải là một trong những nguyên liệu được sử dụng trong sản xuất thời trang đồng phục, cũng như ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực trong đời sống và kinh tế. Tuy nhiên, trên thị trường có rất nhiều chất liệu vải may đồng phục được phân thành nhiều cấp độ khác nhau tùy từng mục đích sử dụng. Từ chất liệu vải thường dùng, đến các chất liệu vải cao cấp. Để tìm hiểu rõ hơn về các loại vải cao cấp phổ biến, mời các bạn cùng Áo Thun Sài Gòn điểm qua những loại vải cao cấp may đồng phục được sản sản xuất và tiêu thụ trên thị trường hiện nay.

Top các loại vải cao cấp may

1. Vải cotton Supima

Đây là chất liệu vải có nguồn gốc từ bông Gossypium barbadense, loại bông này mềm mịn và có độ bền cao. Những sợi bông được làm từ cây Gossypium barbadense sở hữu chiều dài vượt trội hơn những dàng bông thường khác. Do đó mà vải cotton Supima có cấu trúc chắc chắn và tuổi thọ cao hơn.

cotton Supima

Lý do gì khiến Supima cotton trở thành loại chất liệu cao cấp? Câu trả lời là vì bạn chỉ có thể mua được chúng tại Hoa Kỳ. ASA là một hiệp hội có công nghiên cứu và tạo ra chất liệu vải cao cấp nhất tại Mỹ. Và cũng chỉ có tại đây thì sợi cotton Supima với được trồng – thu hoạch – sản xuất.

các loại vải cao cấp

Ngoài ra, Supima cotton được xem là dòng vải cao cấp bởi quy trình sản xuất chủ yếu được thực hiện thủ công. Bắt đầu từ giai đoạn đánh hạt bông, đến tách sợi đều được thực hiện bằng người thợ thủ công. Supima cotton đó độ bền gấp 5-6 lần vải cotton khác. Vì thông thường, độ dài sợi bông cotton chủ từ 1 ich, trong khi Supima thì chúng dài đến 1,5 inch.

Vải cotton supima

2. Vải cotton Ai Cập

Bên cạnh vải Supima cotton thì vải cotton Ai Cập cũng là chất liệu vải cao cấp trên thị trường. Vải có nguồn gốc từ sợi Gossypium barbadense, một giống cây được trồng và sản xuất tại Ai Cập. Với thời tiết nhiệt độ và khí hậu tại đây đã giúp cho loại cây trồng này tạo ra sợi bông với kích thước dài hơn nhiều lần so với sợi cotton khác.

Nếu sợi Supima có chiều dài là 1,5 inch thì sợi cotton Ai Cập có thể lên đến tận 2 inch. Do đó mà chất liệu này còn được xem là vua của các loại cotton. Cotton Ai Cập sở hữu độ mềm mại, mịn màng như lụa, có thể sử dụng phù hợp trong nhiều điều kiện thời tiết khác nhau. 

Vải cottom mako

Tuy nhiên, vải cotton Ai Cập cũng có một nhược điểm đáng quan ngại là độ mềm mại sẽ không còn như thời gian đầu sử dụng. Do đó, bạn cần có phương pháp bảo quản và vệ sinh thích hợp giúp bề mặt vải giữ được độ mềm mại như đầu.

3. Vải len Cashmere

Cashmere được đánh giá là chất liệu vải len cao cấp được dệt từ các sợi lông của con dê Cashmere, loại động vật sống tại Trung Á và sa mạc Gobi. Len Cashmere có bề mặt mềm mịn hơn rất nhiều so với những chất liệu len khác. 

Tại sao nói vải len Cashmere là chất liệu cao cấp? Vì vải được làm từ lông của dê Cashmere, loài dê này có bộ lông vô cùng dày và có khả năng chịu nhiệt thấp rất tốt. Do đó, khi sử dụng chất liệu này làm trang phục thì chúng có khả năng giữ ấm hơn các loại len bình thường. Hơn nữa, mỗi năm chỉ có duy nhất một mùa thu hoạch nên nguồn nguyên liệu này là vô cùng quý hiếm.

Vải len Cashmere mặc dù có độ dày tương đối và khả năng giữ ấm tốt nhưng trọng lượng của vải siêu nhẹ. Giúp người mặc luôn có cảm giác dễ chịu và thoải mái. Do đó mà chất liệu len này được ứng dụng nhiều trong sản xuất trang phục may mặc như áo khoác, khăn choàng cổ, váy đầm, găng tay, đồ lót, áo len…

4. Vải Cervelt từ New Zealand

Vải Cervelt được đánh giá có độ cao cấp ngang với chất liệu vải Cashmere. Cashmere là chất liệu vải được sản xuất từ lông của loài hươu đỏ New Zealand. Đây là một loại động vật sóng tại vùng Nam Cực, nơi lạnh giá nhất trái đất. Mặc dù chúng sở hữu bộ lông mỏng manh nhưng độ mềm mại và khả năng giữ ấm lại vô cùng tuyệt vời. Do đó mà chất liệu vải làm từ bộ lông hươu đỏ rất hữu hiệu trong việc bảo vệ cơ thể trong thời tiết khắc nghiệt.

Nhờ vào những ưu điểm tuyệt vời này, vải Cervelt được ứng dụng phổ biến trong may quần áo giữ nhiệt. Bề mặt vải Cervelt vô cùng mềm mại, mang đến cảm giác thoải mái, an toàn khi sử dụng, đặc biệt là cho trẻ em. Theo thống kê, mỗi con hữu đỏ New Zealand chỉ có thể thu hoạch được 20g sợi lông. Do đó mà loại vải này rất đắt đỏ và cao cấp, chỉ được sử dụng để may các loại trang phục quần áo đặc biệt.

5. Vải len Shahtoosh Ấn Độ

Shahtoosh nghĩa là vua của các loại vải len thượng hạn. Đây là chất liệu vải có nguồn gốc từ Ấn Độ, cụ thể là từ bộ lông tơ của loài linh dương Tây Tạng. 

Sợi vải mong chỉ có độ dày 9 micromet, nên quá trình dệt vải vô cùng phức tạp và khó khăn. Đây cũng chính là yếu tố làm nên sự cao cấp của vải len Shahtoosh. Hiện tại, mỗi chiếc khăn quàng cổ được làm từ vải Shahtoosh có giá từ 5.000 $ trở lên. 

6. Vải len Vicuna - sợi vải vàng từ dãy Andes

Sơi Vicuna còn được mệnh danh danh là “sợi tơ của chúa trời”, chúng được sản xuất từ lông tơ của loài lạc đà không bướu. Một trong những lý do chính khiến cho vải len Vicuna trở thành chất liệu xa xỉ nhất thế giới đó là sự quý hiếm của thành phần. Cùng với đó là công sức thu hoạch sợi lông tơ là vô cùng lớn. Theo thống kê, mỗi năm chỉ có thể thu hoạch được 500g len trên một con lạc đà. Phải mất thêm 2 năm nữa thì con người mới có thể tái thu hoạch chất liệu quý hiếm này.

Vải len Vicuna có trọng lượng được cho rằng là nhẹ nhất thế giới. Một điểm khác biệt nữa là vải Vicuna không trải qua công đoạn nhuộm màu, thay vào đó là sử dụng màu sắc tự nhiên vốn có. Do đó mà chất liệu Vicuna không được sản xuất hàng loại. Để có thể mua được một bộ vest chất liệu len Vicuna, bạn phải bỏ ra tối thiểu là 50.000 $.

7. Vải denim Nhật Bản

Denim là một chất liệu vải được ưa chuộng sử dụng trong thời gian trở lại đây. Tuy nhiên, chỉ có duy nhất một loại denim được đánh giá là xịn sò, cấp cấp và xa xỉ nhất chính là denim xuất xứ tại Nhật Bản. Denim Nhật Bản là một trong những loại vải cao cấp của thế giới. Không như các chất liệu denim thông thường, denim Nhật Bản có tone màu đậm dần sau thời gian dài sử dụng, dụng cụ dệt vải là khung dệt truyền thống và màu từ thiên nhiên để nhuộm vải.

Do đó mà Nhật Bản đã sản xuất ra một chất liệu vải có độ thẩm mỹ cao, an toàn và rất thân thiện với môi trường. Vải denim Nhật Bản cao cấp vì chúng có quá trình nhuộm khác biệt và độc đáo. Tuy cùng một màu chàm nhưng khi nhuộm, các nghệ nhân có thể tạo ra thêm 30 màu hoàn toàn khác nhau. Điều này giúp chất liệu vải trở nên nổi bật và đa dạng hơn.

Vải denim Nhật Bản là chất liệu vải chính của nhiều thương hiệu thời trang nổi tiếng như Gucci, Momotaro, Louis Vuitton…

8. Vải Diamond Chip

Chắc chắn khi nghe đến tên gọi bạn đã hình dung được chất liệu loại vải này như thế nào. Vải Diamond Chip được xem là chất liệu vải cao cấp được dệt từ lụa, len Super 150s và thành phần đặc biệt là vụn của kim cương. 

Vì có nguồn gốc từ những nguyên liệu vô cùng đặc biệt mà vải Diamond Chip luôn mang đến một vẻ đẹp đẳng cấp, sang trọng và tỏa sáng lấp lánh. Đây cũng là chất liệu chủ yếu để sản xuất các bộ vest thời thượng và sang trọng bật nhất.

9. Vải lụa tơ sen

Vải lụa tơ sen được đánh giá là chất liệu vải đắt tiền có tuổi đời non trẻ nhất hiện nay. Mặc dù xuất hiện muộn nhưng đây cũng là dòng vải quý hiếm và có xuất xứ đặc biệt. Vải lụa tơ sen có độ mềm nhẹ, được làm từ sợi tơ từ cuốn của hoa sen. Loại vải này có nguồn gốc tại Myanmar (Miến Điện). Sản phẩm trang phục đầu tiên được may từ lụa tơ sen là những chiếc áo cà sa dâng lên tu sĩ cho bà Sa Oo tạo ra. 

Tại Việt Nam, người thử nghiệm và sản xuất thành công loại vải này là nghệ nhân Phan Thị Thuận. Với đúc kết 60 năm kinh nghiệm trong nghề, bà đã tạo ra một chất liệu vải có giá trị cao cấp trên thị trường. Được đánh giá là loại vải cao cấp bởi quá trình sản xuất vải lụa tơ sen hoàn toàn từ thủ công, tốn nhiều thời gian, công sức và nguồn nguyên liệu hầu như rất hạn chế. Phải đến 4800 cuống sen mới có thể tạo ra một chiếc khăn chỉ dài 1,7m.

Vải lụa tơ sen có khả năng chống tia UV cực tốt, và còn là một trong những chất liệu vải thân thiện với môi trường. Do có số lượng sản xuất hạn chế nên vải tơ sen chủ yếu được dùng để may khăn và các trang phục truyền thống.

Xem thêm: Sợi Vải Nhân Tạo Và Sợi Thiên Nhiên

Một số thương hiệu vải cao cấp

Bên cạnh những loại vải chất lượng cao, thì các thương hiệu dưới đây cũng là một “chứng chỉ đảm bảo” loại vải của họ là vải loại cao cấp. 

Kevinlli

Thương hiệu vải cao cấp – Kevinlli được nhập khẩu chủ yếu từ Ý. Trong đó, cửa hàng Thomas Nguyen sở hữu 8 BST vải Kevinlli khác nhau, tỷ lệ sợi wood đa dạng. Hàm lượng wool càng lớn đồng nghĩa giá trị vải càng cao. Chất wood sử dụng là len lông cừu, một loại sợi tự nhiên hiện nay, Thương hiệu vải Kevinlli cao cấp được ưa chuộng bởi sự đa dạng trong màu sắc, chất liệu, họa tiết và giá cả. 

Lord & Taylor

Lord & Taylor là thương hiệu vải lâu đời trên 200 năm tuổi từ Hoa Kỳ, chất liệu vải cao cấp này thu hút nhờ sở hữu những màu sắc mới lạ, đặc biệt là sự thoải mái và mềm mại vượt trội. Hiện tại, 2 BST Lord & Taylor PERENNIAL và BST Lord & Taylor XTRA đều có giá 850.000 đ/m.

Dolce & Taylor

Dolce & Taylor là thương hiệu vải của Italy, ưa chuộng trong các loại trang phục may đo. Chọn may đồ từ chất liệu vải Dolce & Taylor là cơ hội giúp bạn trải nghiệm các chất liệu như cotton và wool bền đẹp, dày dặn. Dolce & Taylor hiện có 6 BST có giá trong khoảng từ 1.250.000 – 2.000.000 đ/m.

Luciano

Thương hiệu vải may Royal Chino của Ý đã tạo ra BST Luxury Fabric, trong đó có vải Luciano. Loại vải này không chỉ nổi tiếng tại thời trang Ý mà còn được yêu thích toàn thế giới. Hiện tại, vải Luciano có giá 1.225.000 đ/m.

Kết luận

Các loại vải cao cấp thường là những chất liệu có số lượng ít, quy trình sản xuất đặc biệt và giá thành cao. Mặc dù giá đắt đỏ nhưng lại được nhiều người săn lùng. Do lợi ích mà những chất liệu vải này mang lại nên việc thu hoạch nguyên liệu hầu như không theo chiều hướng tích cực. Vậy nên, việc học các loại vải giúp chúng ta không quá lạm dụng các loại vải cao cấp này.

Rate this post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Thông Tin Khác