Hiện nay cạnh tranh trên mọi lĩnh vực, ngành nghề là thứ không thể tránh khỏi. Vì vậy các chiến lược marketing ra đời và phát triển mạnh mẽ như một điều tất yếu của xã hội. Có vô số loại hình marketing được áp dụng, và trong đó ấn tượng nhất chính là sử dụng áo đồng phục. Đây như một mũi tên trúng hai đích, khi vừa có thể tạo ra một môi trường làm việc văn minh, lành mạnh vừa có thể là cầu nối quảng bá hình ảnh thương hiệu đến với công chúng.
Thế nhưng để sở hữu mẫu áo đồng phục tuyệt vời chưa bao giờ thật sự dễ dàng. Đặc biệt đến khâu chọn vải, bởi lẽ thị trường vải thời điểm gần đây có quá nhiều mẫu mã, nếu không biết nhiều kiến thức liên quan thì khó càng thêm khó. Tình cảnh lúc ấy quý khách sẽ thường có câu hỏi như sau:”Phải làm sao khi muốn may áo thun đồng phục nhưng không biết chọn loại vải nào tốt nhất?” Đồng phục 247 là công ty có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành may đồng phục xin cung cấp cho bạn một số thông tin quan trọng về các loại vải thun đặc trưng, cũng như ưu nhược điểm của từng loại thun để bạn tham khảo.
Ngày nay trên thị trường vải có rất nhiều loại vải khác nhau để may áo thun. Tuy nhiên, bằng chuyên môn của một nhà cung cấp đồng phục áo thun lâu năm, chúng tôi đã thống kê và tổng hợp một số loại vải may đồng phục được sử dụng rộng rãi nhất tại Việt Nam trong những năm gần đây.
Có 3 tiêu chi cơ bản để phân loại chất vải thun như sau:
- Độ co giãn của vải
- Các thành phần cấu tạo lên vải
- Xem xét cẩn thận bề mặt vải
I. Lấy độ co giãn của vải làm tiêu chí, chất liệu vải thun được chia thành hai loại độ co giãn:
1. Vải thun co dãn 4 chiều: Chất liệu thun này khi được kéo sẽ dãn ra 4 hướng.
Mô tả: Các sợi vải khi được kéo căng sẽ co giãn theo 4 chiều gồm 2 chiều dọc và 2 chiều ngang.
Tính chất: Do thun 4 chiều có độ co giãn cao nhất nên sẽ tạo cho người mặc cảm giác mềm mại, thoải mái hơn khi đi làm cũng như đi chơi so với các chất liệu khác.
Phù hợp: Tất cả các dáng áo (form ôm, form rộng, form thể thao,…) đều có thể may được bằng vải co giãn 4 chiều.
2. Vải thun co giãn 2 chiều: Khi chúng ta kéo căng một mảnh vải nó sẽ giãn ra theo hai chiều thì đây được gọi là vải thun hai chiều.
Mô tả: Khi vải được kéo giãn, các sợi thường giãn theo cả hai chiều. Đó là dọc theo chiều rộng của thớ vải.
Tính chất: Phải nói có một sự thật rằng vải thun 2 chiều có độ co giãn thấp, không mang lại cảm giác mềm mại, dễ chịu cho người mặc.
Phù hợp: Chất vải co giãn 2 chiều phù hợp để tạo ra các mẫu trang phục bao gồm: form áo đứng, form áo thể thao, form áo rộng.
II. Dựa trên tiêu chí liên quan đến thành phần vải, vải thun được phân thành 4 loại:
Hai thành phần cơ bản của vải thun hiện nay là cotton (hay còn biết đến với tên gọi là sợi bông tự nhiên) và sợi PE (sợi polyester tổng hợp được tạo ra từ than đá và dầu mỏ). Loại vải mà có độ thấm hút mồ hôi tốt hơn và tạo cảm giác mát hơn khi mặc thì nó sẽ chứa tỷ lệ cotton cao hơn. Tuy nhiên, các loại vải có tỷ lệ cotton cao hơn sẽ mềm hơn, dễ nhăn hơn và có bề mặt xỉn màu hơn.
Do khả năng thấm hút mồ hôi kém nên vải có nồng độ PE cao sẽ không thoải mái khi mặc như vải có tỷ lệ cotton cao. Tuy nhiên bù lại vải không bị nhăn và có vẻ thẩm mỹ bền ngoài bóng đẹp.
Tại thị trường may mặc Việt Nam ở thời điểm gần đây thì khi xét đến tỷ lệ phần trăm cotton cũng như PE có trong vải thun ta có thể chia làm 4 loại cụ thể như sau:
1. Vải thun 100% cotton:
Tổng quan: Là loại vải làm từ 100% sợi bông tự nhiên (sợi xenlulo) vì vậy được gọi là vải thun 100% cotton.
Ưu điểm: Chất liệu vải mềm mịn, hút ẩm, thấm mồ hôi và tản nhiệt hiệu quả, giúp người mặc luôn mát mẻ và dễ chịu. Thích hợp để may đồng phục cho những nhân viên có tính chất công việc thường xuyên phải vận động hoặc làm việc bên ngoài.
Nhược điểm: Đắt, dễ nhăn, form vải yếu, thường bị co rút đáng kể trong lần giặt đầu tiên, vải có chất khá khô, độ bền không được đánh giá cao.
2. Vải thun 65/35 (vải CVC):
Tổng quan: Chất liệu được tạo ra từ các thành phần chính là 35% sợi PE (nilon) và 65% sợi cotton.
Ưu điểm: Hút ẩm tốt nhờ hàm lượng sợi cotton khá cao; form vải chắc chắn hơn; ít bị nhăn hơn; sử dụng lâu bền với thời gian hơn; và giá cả phải chăng.
Nhược điểm: Hơi kém ở khoảng thoáng mát so với vải thun làm hoàn toàn từ cotton. Nhưng hạn chế này cũng không phải là vấn đề quá lớn.
3. Vải thun 35/65 (Tixi hay TC):
Tổng quan: Chất liệu vải có hai thành phần chính cấu thành, cụ thể bao gồm: 65% sợi PE và 35% sợi cotton.
Ưu điểm: Các lợi ích nổi trội như độ bền cao của vải, gần như không có nếp nhăn và giá cả không quá cao.
Nhược điểm: Vải khá nóng nếu người mặc phải lao động nặng nhọc hoặc làm việc ngoài trời do tỷ lệ cotton thấp và hàm lượng PE cao nên khả năng hút ẩm và hút mồ hôi kém hơn so với 2 loại vải trên.
4. Vải thun PE:
Tổng quan: Vải được làm hoàn toàn từ sợi PE.
Ưu điểm: Loại vải này có giá thành rẻ nhất trong 4 loại vải nêu trên, có hình thức chắc chắn và cực kỳ bền, không dễ bị nhăn khi mặc.
Nhược điểm: Không thấm hút mồ hôi gây cảm giác nóng bức, khó chịu cho người mặc.
III. Sử dụng tiêu chí “bề mặt vải”, vải thun được phân thành nhiều loại, bao gồm:
- Vải thun trơn: Dạng thun này có bề mặt mịn, các sợi vải đan khít nhau và có trọng lượng nhẹ. Là loại thun phổ biến nhất trên thị trường, có thể dùng để may nhiều loại áo thun như áo cổ tròn, áo cổ tim, áo cổ trụ, áo thun raglan,…
- Vải thun cá sấu: Đặc điểm của loại vải này là có mắt lưới dệt to hơn chất liệu vải thun trơn và chúng đan nhau như móc xích, có độ nhám dễ cảm nhận được. Đây xem như loại vải phổ biến nhất được sử dụng để may áo thun polo.
- Vải thun cá mập: Chất liệu này có kiểu dệt giống vải thun cá sấu nhưng mắt lưới to hơn vải thun cá sấu. Kết quả là bề mặt vải kém mịn màng hơn, cứng hơn, thô hơn, nhám và kém đàn hồi hơn. Áo thun polo là một mặt hàng thường xuyên dùng vải thun cá mập để may ra thành phẩm.
- Vải thun lạnh: Đây là loại vải thun mỏng nhẹ, làm hoàn toàn từ sợi PE, có bề mặt bóng, độ giãn rất ít, ít nhăn, không đổ lông. Chất liệu vải thun này khá phổ biến, có thể dùng để may áo thể thao hay áo cổ tròn và cổ bẻ.
- Vải thun mè: Một loại vải thun lạnh, đặc biệt có đặc điểm mắt lưới giống như hạt mè trên bề mặt. Loại vải co giãn ưa chuộng này được sử dụng để làm áo cổ trụ và áo thể thao.
- Vải thun da cá: Loại vải này dày hơn các loại vải khác được liệt kê ở trên và có bề mặt bên ngoài nhẵn cùng với hoa văn vảy cá bên trong. Chất liệu này thích hợp cho áo khoác và trang phục thể thao.
- Vải thun cát: Vải dày dặn, không xù, được làm từ 92% poly và 8% spandex. Vải có thể được sử dụng để làm váy và đầm cho các quý cô xinh đẹp.