Menu Close
Close

Cấu Tạo Của Áo Đồng Phục Như Thế Nào?

Một chiếc áo thun đồng phục đẹp, đẳng cấp đòi hỏi những chi tiết ráp nối phải thật sự chỉn chu và hoàn hảo. Những chi tiết ráp nối khác nhau có thể mang những màu sắc, chức năng riêng biệt để tạo nên một chiếc áo thun đẹp, chất lượng và trở nên độc đáo. Hôm nay, Áo Thun Sài Gòn sẽ cùng bạn tìm hiểu về các chi tiết cấu tạo của áo đồng phục nhé!

Về mặt cấu tạo, thì một cái áo thun đồng phục sẽ gồm 3 phần chính là cổ áo, tay áo và thân áo. Ngoài ra thì để có một cái áo đẹp còn rất nhiều phần khác mà bạn có thể tìm hiểu dưới đây.

Cổ áo

 Cổ áo là một bộ phận không thể thiếu trong cấu tạo của áo đồng phục. Hiện tại, thị trường phổ biến với ba loại áo, bao gồm áo cổ tròn, áo cổ bẻ và áo cổ tim:

  • Áo cổ tròn: Là thiết kế áo không có cổ, cổ được may theo dáng nửa vòng tròn quanh phần cổ. Mang lại sự thoải mái, thoáng mát cho người mặc. 
  • Áo cổ bẻ: Áo cổ bẻ còn biết đến với tên gọi khác là áo polo, với thiết kế cổ đứng form giống như cổ áo sơ mi, vừa tạo sự thoải mái cho người mặc lại vừa làm nổi bật sự trang trọng, lịch sự.
  • Áo cổ tim: Thiết kế cổ áo được khoét như hình trái tim, phần nhọn của hình hướng xuống phía ngực, chính vì thế loại áo này có tên là áo cổ tim. 
ao co tim - Cấu Tạo Của Áo Đồng Phục Như Thế Nào?

Tay áo

Tùy thuộc vào vị trí kết nối, may ráp tay áo và thân áo, người ta chia chia tay áo đồng phục thành 2 kiểu may cơ bản là: Tay tiêu chuẩn và tay phồng có dún bo tay. Mỗi kiểu tay áo sẽ có những cách may ráp khác nhau phù hợp với chiếc áo của bạn. Vải dùng may tay áo có thể tùy thuộc theo yêu cầu mong muốn của khách hàng, bạn còn có thể yêu cầu in, thêu hay bo viền tay áo theo sở thích cá nhân.

Thân áo trước - sau

 Là những mảnh vải rời dùng để may nối liền hai mặt trước và sau của áo lại với nhau. Bạn có thể làm nổi bật chiếc áo thun đồng phục của mình bằng cách in, thêu hình ảnh, logo lên trên thân áo. 

Các bộ phận khác chi tiết

Bên cạnh những chi tiết cấu tạo chính, một chiếc áo thun đồng phục hoàn chỉnh cần có sự may ráp của những chi tiết phụ rời rạc khác. Cùng điểm danh sơ qua những chi tiết phụ thường gặp trong chiếc áo thun: 

Trụ áo thun: Trụ áo thun được thiết kế dùng để mở rộng phần cổ áo, dễ dàng trong việc mặc áo. Được hình thành từ 2 vải thun, may nối vào phần cổ áo ở thân áo trước. Phần trụ áo được chia thành các kiểu khác nhau.

  • Trụ hai lá: Có thiết kế như trụ áo sơ mi, thường được đóng nút ở giữa. Trụ hai lá tiêu chuẩn được đóng từ 2 đến 3 nút cài, trụ lá ngắn sẽ được đóng kết 1 nút hoặc không đóng. 
  • Trụ chữ V: Thiết kế trụ hình chữ V ngắn và không sử dụng đóng nút cài. 

 Lai tay áo: Là phần viền được may gập vào bên trong áo, tạo nên vẻ cứng cáp hơn khi mặc. Việc may lai áo giúp tăng tính thẩm mỹ cho chiếc áo đồng phục của mình, mang đến sự thoải mái và chắc chắn khi mặc. 

 Túi áo: Là chi tiết thường xuất hiện tại phần ngực trước thân áo, đặt tại vị trí ngực phải hay ngực trái. Có thể in, thêu hình ảnh, logo phối các kiểu theo yêu cầu. Vì túi áo là chi tiết tách rời nên có thể may hoặc không may.

Xẻ tà áo: Là kỹ thuật may để lai thân áo trước và thân áo sau tạo nên một khoảng trống không kết nối liền mạch. 

20201216 141149 - Cấu Tạo Của Áo Đồng Phục Như Thế Nào?

Lệch tà: Lệch tà được hiểu đơn giản là cách may áo thun đồng phục có tà thân áo phía sau dài hơn so với tà phía trước. 

xe ta ao - Cấu Tạo Của Áo Đồng Phục Như Thế Nào?

Tay dài: là phần tay áo được cắt và may dài. Chi tiết này được chia làm hai loại là: Tay dài tiêu chuẩn và tay dài nối. 

Nhú vai (lé vai): Là những mảnh vải khác màu được chạy dọc phần vai, dùng để nối giữa thân áo trước và thân áo sau lại với nhau. 

Nếu bạn đã hiểu hơn về áo thun thì ATSG hy vọng sẽ cùng bạn may đồng phục, ATSG có nhận đơn may đồng phục số lượng ít để bạn có thể tin tưởng hơn.

Kết luận

Để hoàn thiện được cấu tạo của áo đồng phục hoàn chỉnh đòi hỏi sự cần thiết của nhiều các chi tiết rời khác nhau. Mỗi chi tiết đều góp phần tạo nên điểm nhấn ấn tượng cho chiếc áo của bạn, tránh sự đơn điệu nhạt nhòa. Bên cạnh những chi tiết rời, sự phối màu hay sự kết hợp của các chi tiết cần phải đảm bảo tính thẩm mỹ của sản phẩm. Hy vọng bài ích trên đã mang lại những kiến thức mới cho các bạn về cấu tạo của áo đồng phục, hãy theo dõi Áo Thun Sài Gòn chúng tôi để được biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!

5/5 - (1 vote)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Áo Thun Sài Gòn
Áo Thun Sài Gòn
Bài viết mới!
In Pet Chuyển Nhiệt Là Gì?

Công nghệ in pet chuyển nhiệt đang được nhiều xưởng may áp dụng bởi hiệu quả vượt trội của chúng. Đây được xem là bước

Áo jersey là gì?

Áo jersey là gì? Chiếc áo jersey đặc biệt được giới trẻ ưa chuộng, nhất là những tín đồ đam mê thể thao và bộ

Phong cách Streetwear là gì?

Phong cách Streetwear là gì? Streetwear là một trong những xu hướng phát triển nhanh và mạnh mẽ nhất của ngành thời trang. Theo Business

Cách gấp áo dài truyền thống

Cách gấp áo dài truyền thống không bị nhăn một cách đơn giản và được nhiều người áp dụng nhất. Dưới sự biến đổi không

Thông Tin Khác