Vải Denim là gì? Ưu & nhược điểm

Vải Denim là gì? Vải Denim có đặc tính và ứng dụng như thế nào trong lĩnh vực thời trang may mặc? Có bao giờ bạn nhầm lẫn giữa vải Denim và Jean chưa? Trong bài viết sau, hãy cùng Áo Thun Sài Gòn tìm hiểu từ a-z về chất liệu vải Denim.

Vải Denim là gì?

vải denim là gì

Vải Denim là loại vải dày và bền được làm từ sợi cotton 100%, vải có kiểu dệt đan chéo hay dệt thoi chắc chắn bằng cách kết hợp nhiều sợi vải trắng và sợi chàm. Trong đó, sợi trắng chạy ngang, sợi chàm chạy dọc. Ngoài chất liệu sợi bông, vải Denim chất lượng cao còn được trộn với sợi Lycra hoặc sợi Polyester để tạo ra chất liệu có khả năng chống nhăn và chống co rút hiệu quả.

Nếu vải Denim nguyên thủy được nhuộm từ thuốc nhuộm của cây Indigofera thì vải Denim hiện đại lại được nhuộm bằng màu chàm tổng hợp. Ngoài ra, vải còn được nhuộm thêm màu lưu huỳnh. Công cuộc nhuộm màu chàm sẽ cho ra sắc xanh truyền thống, còn nhuộm lưu huỳnh sẽ cho ra nhiều gam màu khác nhau như đỏ, tím, hồng, mù tạt, xanh lá…

Vải Denim thường được ứng dụng để sản xuất quần jean, áo khoác và các sản phẩm may mặc khác. Gam màu phổ biến của vải Denim thường là xanh đậm hoặc xám đậm. Ngoài ra, vải có thể được sản xuất với các hoa văn và độ bóng khác nhau. Vải Denim có xuất xứ từ Pháp, cho đến ngày nay Denim đã trở thành một phần không thể thiếu của văn hóa thời trang toàn cầu.

Nguồn gốc Vải Denim

Vải Denim có nguồn gốc từ thị trấn Nimes, nước Pháp vào thế kỷ 17, khi ấy vải có tên gọi là “Serge de Nîmes”. Nó được làm từ sợi bông và có kết cấu dày đặc, đặc biệt là trên bề mặt ngoài, cho nó tính bền và độ bền cao. Từ đó, người ta đã tạo ra cả quần và áo khoác từ vải Denim. 

Sau đó, vào thế kỷ 19, loại vải này được sản xuất tại Mỹ bởi doanh nhân Levi Strauss và thợ may Jacob Davis. Sản phẩm đầu tiên là chiếc quần Denim có chất liệu bông bền đẹp, được gia cố ở điểm chính bằng đinh tán để kéo dài tuổi thọ. Bước ngoặt đánh dấu sự khởi đầu của quần jean và thương hiệu Levi Strauss –  Một biểu tượng của văn hóa thời trang tại đất nước này.

Denim lần đầu tiên được sử dụng làm quần áo công nhân bởi độ bền cao. Sau đó dần trở nên phổ biến bởi các bộ phim cao bồi của Hollywood đặc sắc với chiếc quần jean vào năm 1930. Tại Thế chiến thứ 2, khi lính Mỹ mặc chúng phổ biến hơn trong thời gian nghỉ ngơi. Từ đó, các công ty đua nhanh sản xuất Denim nhiều hơn như Lee và Wrangler.

Ngày nay, vải Denim đã trở thành một loại vải phổ biến trên toàn thế giới và được dùng làm chất liệu sản xuất nhiều loại quần áo khác nhau.

Đọc thêm bản tiếng Anh, rất nhiều chi tiết thú vị.

Hình ảnh vải Denim

Dưới đây là một số hình ảnh thực tế về chất liệu vải Denim mà bạn có thể tham khảo.

Đặc điểm vải Denim

Phân loại vải Denim

Hiện tại, trên thị trường vải có 3 loại vải Denim phổ biến nhất, bao gồm:

  • Dry Denim: Là vải Denim nhưng được nhuộm thành màu xanh đen đậm và không được giặt màu sau nhuộm. Do vậy mà vải thường bị bay màu khi giặt. Đây là lý do mà người dùng thường hạn chế giặt quần áo chất liệu vải này vì sợ bị phai màu và mất dáng.
  • Raw Denim: Là chất liệu vải không được giặt khi nhuộm, quá trình giặt giũ giúp vải trở nên mềm hơn vì tránh bị co lại.
  • Selvedge Denim: Hay còn gọi là vải Denim may biên, bởi thông thường  vải Denim Selvedge có một sọc trắng chạy dọc các mép vải chưa được nhuộm. Khi may, đường sọc này sẽ chạy dọc phần thân áo. Đây có thể được xem là chất liệu vải may tốt nhất và bền nhất trong tất cả các dòng vải Denim.

Ưu điểm vải Denim

  • Vải Denim có bộ bền cao và đặc tính chịu lực cực tốt, đây là một trong những chất liệu vải bền bỉ nhất hiện nay.
  • Vải Denim cá tính, phong cách thời trang và có tính thẩm mỹ cao.
  • Giá thành vải Denim tương đối đa dạng, đáp ứng mọi phân khúc khách hàng khác nhau.

Nhược điểm vải Denim

Vải Denim rất hạn chế vải đặc tính co giãn do đó chúng không phù hợp làm chất liệu may các trang phục, quần áo thể thao hay đồ lót. Thêm nữa, vải Denim khá lâu khô nên tốn nhiều thời gian trong việc giặt giũ hay làm sạch.

Xem thêm: Vải dệt kim là gì

Ứng dụng của vải Denim

  • Trong lĩnh vực may mặc: Dùng để may quần jean, các dòng áo sơ mi, áo khoác, quần sooc, quần yếm, quần áo bộ, váy, đầm, giày thể thao… Ngoài ra, trong sản xuất phụ kiện vải Denim còn được ứng dụng trong sản xuất túi xách, thắt lưng và các loại túi.
  • Trong lĩnh vực nội thất: Vải Denim được sử dụng phổ biến trong sản xuất các đồ nội thất nhà ở như bọc ghế sofa, ghế túi đậu, chụp đèn…
  • Ứng dụng khác: Vải Denim còn được sử dụng nhiều trong làm đồ trang trí nội thất xe hơi và các lĩnh vực nghệ thuật khác.

Phân biệt vải Denim và Jean

Vải Denim và Jean là hai thuật ngữ được sử dụng nhiều trong ngành may mặc. Do thành phần cấu trúc giống nhau nên nhiều người thường nhầm lẫn giữa chất dòng vải này. Dưới đây là sự khác nhau giữa vải Denim và Jean

  • Vải Denim là loại vải được làm từ sợi bông dày và bền, thường có màu xanh đậm hoặc xám đậm và được sử dụng để sản xuất quần jean, áo khoác và các sản phẩm may mặc khác.
  • Jean là loại quần được may từ vải Denim. Từ “Jean” bắt nguồn từ tên của những người thợ may từ thành phố Genoa, Italy, có nghề may quần từ vải tương tự vào thế kỷ 16. Quần Jean thường có đặc điểm là có túi và khuy cài, và thường được mặc cho mục đích thể thao hoặc làm việc.
  • Nếu Denim được dệt từ những sợi trắng và xanh đã được nhuộm trước đó thì Jean chỉ được dệt chủ yếu từ các sợi trắng. Sau đó mới mang vải đi nhuộm. Do vậy mà vải jean có 2 mặt tương đối giống nhau, còn vải Denim có một mặt là màu xanh, mặt còn lại sáng hơn.

Vì vậy, Denim và Jean đều liên quan đến vải Denim, nhưng Denim chỉ mô tả vải, còn Jean chỉ mô tả sản phẩm loại trang phục được làm từ vải Denim.

Những câu hỏi thường gặp

Với kiểu dệt con thoi kết hợp mật độ sợi vải cao, nên vải Denim vô cùng dày và cứng, do đó mà vải hạn chế về khả năng co giãn.

Cotton Denim là chất liệu vải Denim được dệt từ 100% sợi cotton 2 màu gồm màu trắng và màu chàm.

Vải Denim không thoáng khí, thiếu độ co giãn vì vậy mà vải hạn chế đổ mồ hôi khiến người mặc rất nóng và khó chịu suốt ngày dài.

Kết luận

Trên đây là những thông tin chi tiết giúp các bạn hiểu hơn về vải Denim là gì cũng như điều liên quan đến chất liệu vải may Denim. Hy vọng bài viết có thể mang đến cho bạn những cập nhật hữu ích nhất. Để được tư vấn đầy đủ về chất liệu vải may đồng phục, bạn hãy nhanh chóng liên hệ cho Áo Thun Sài Gòn để được giải đáp chính xác.

Rate this post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Thông Tin Khác