Menu Close
Close

Vải Nylon là gì? Nguồn gốc & ưu nhược điểm

Vải Nylon là gì? Vải Nylon có đặc tính như thế nào? Vải Nylon là chất liệu vải được sử dụng phổ biến và ứng dụng nhiều trong việc may đồng phục. Là một trong những chất liệu để may đồng phục áo gió tốt nhất, nhưng bạn đã thực sự hiểu rõ vải Nylon là gì? Có những đặc điểm gì cũng như ưu nhược của nó ra sao? Hãy cùng Áo Thun Sài Gòn khám phá về nó nhé!

Vải Nylon hay còn gọi là polyamide, là một loại nhựa có nguồn gốc từ dầu thô. Trải qua quá trình hóa học chuyên sâu đã tạo nên chất liệu sợi mạnh mẽ và có tính co giãn tốt. Đây là loại vải đầu tiên trên thế giới được sản xuất hoàn toàn trong phòng thí nghiệm, tuy nhiên quy trình để sản xuất ra loại vải này cũng cực kỳ phức tạp. 

Nylon fabric 5 - Vải Nylon là gì? Nguồn gốc & ưu nhược điểm

Vải Nylon lần đầu tiên được sản xuất tại Tập đoàn Dupont – Hoa Kỳ vào năm 1935. Việc sản xuất thành công thuốc súng có sơn chứa cellulose và chất liệu amoniac tổng hợp. Thông qua nền tảng sợi cellulose mà loại sợi tơ tổng hợp được phát triển và dần dần cho ra các dòng sản phẩm Nylon như hiện nay. 

Không giống như các loại vải khác làm bằng sợi hữu cơ hoặc bán tổng hợp khác, vải Nylon hoàn toàn làm bằng sợi Nylon tổng hợp. Có nghĩa là chúng không có thành phần cơ bản là vật liệu hữu cơ. 

Những sợi Nylon được sản xuất từ các hóa chất trong phản ứng carbon. Khi tiếp xúc với nhiệt có thể kéo thành sợi mịn như lụa và nhờ vậy chúng có độ bền và đồ đàn hồi như mong muốn. Bên cạnh đó, với khả năng chống thấm nước cao thì Nylon là lựa chọn số một cho đồ bơi, áo khoác ngoài trời và một số hàng tiêu dùng hằng ngày khác.

Nguồn gốc ra đời của vải Nylon

Nylon fabric 8 1 - Vải Nylon là gì? Nguồn gốc & ưu nhược điểm

Khoảng thời gian Chiến tranh Thế chiến thứ 2, vải Nylon được sử dụng để làm dù và các vật dụng phục vụ quân đội. Sau khi chiến tranh kết thúc, các nhà sản xuất đã nghiên cứu để tìm cách đưa loại vải này đến với người dùng. Công ty Du Pont, nơi bắt nguồn và phát triển thành công loại vải này vào đầu những năm 1935. Mục đích của họ là phục vụ cho ngành dệt may. 

Nhưng chưa được bao lâu, số lượng sản phẩm đưa ra bên ngoài giảm đáng kể vào năm 1970. Bởi vì người dùng nhận ra những tác động xấu của Nylon ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh.

Vải Nylon được sản xuất đầu tiên tại Hoa Kỳ. Sau này khi công dụng của nó được phát huy nhiều hơn và được công nhận thì mới sản xuất ở nhiều quốc gia khác. Vào năm 1980, lúc đó cấu trúc nền kinh tế được tái thiết lập, nhiều quốc gia đã chọn Trung Quốc làm cơ sở sản xuất hàng hóa. Do vậy, vải ni lông được phát triển rộng rãi ở nước Đông Á, các khu vực như Pakistan, Ấn Độ,…

Hoa Kỳ đã giảm sút trong việc sản xuất vải Nylon trong vài thập kỷ gần đây. Trung Quốc thừa cơ hội đẩy mạnh trong lĩnh vực này. Ngày nay, vải Nylon ít được dùng cho may mặc nhưng đó vẫn là chất liệu phổ biến phục vụ cho mục đích của công nghiệp và khoa học.

Đặc điểm của vải Nylon

Với sự thành công của vải Nylon mà hiện nay nhiều sản phẩm bị pha trộn thêm nhiều loại sợi khác. Do đó cần hiểu rõ về đặc điểm để lựa chọn đúng loại vải này. Chất liệu vải Nylon có độ bóng, sáng và mềm mại. Chúng tạo cảm giác mát và mịn khi chạm vào, Nylon được thiết kế thay thế lụa nên mang đến cảm giác mềm và bồng bềnh hơn so với chất liệu tổng hợp của nó. 

Vải Nylon ít nhăn và nhanh chóng trở lại hình dạng bạn đầu khi bị vò hay gấp. Đặc biệt là khả năng chống thấm nước khi tiếp xúc với chất lỏng. Vải có độ đàn hồi phi thường với độ bền vượt trội, chịu được mọi thời tiết cho nên Nylon được coi là loại vải dệt của tương lai.

Tuy nhiên, ngoài những đặc điểm nổi trội, vải Nylon cũng khiến người sử dụng cảm giác nóng bức, bí hơi và bết dính vào da khi đổ nhiều mồ hôi. Khi tiếp xúc với lửa thì vải sẽ có mùi khét, khói đen và vón thành cục tròn màu đen.

Xem thêm: Vải Sợi Tổng Hợp là gì?

Nylon fabric 1 - Vải Nylon là gì? Nguồn gốc & ưu nhược điểm

Ưu điểm của vải Nylon

  • Độ bền và độ co giãn cao: Đây chính là điểm nổi bật nhất mà loại vải này mang đến. Nylon đảm bảo độ bền và dễ dàng khôi phục lại trạng thái ban đầu, mang lại cảm giác thoải mái cho người mặc.
  • Độ nhăn hạn chế: Do thành phần từ các loại sợi tổng hợp tương tự Polyester nên vải Nylon không bị nhăn nhúm sau khi bị tác động như gấp hay giặt. Không tốn nhiều thời gian để làm thăng quần áo trước khi mặc.
  • Dễ nhuộm màu: Loại vải này có khả năng bám màu tốt. Màu có độ chuẩn cao, sáng hơn các loại sợi nhân tạo khác. Vải Nylon còn bền màu, khó phai và đa dạng màu sắc.
  • Nhanh khô: Tính kháng ẩm rất tốt bởi loại vải này không thấm nước và rất nhanh khô sau khi giặt, tránh tình trạng ẩm mốc. Do đó, vải được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm đồ bơi.
  • Kháng khuẩn tốt: Khả năng loại bỏ nấm và côn trùng, loại bỏ các mầm bệnh gây hại cho sức khỏe người dùng.
  • Giá cả phù hợp: Chi phí sản xuất loại vải này thấp vì được tạo nên từ các thành phần tổng hợp nhân tạo. Vì vậy, ai cũng có thể sử dụng mà không phải đắn đo về giá cả.
Nylon fabric 2 - Vải Nylon là gì? Nguồn gốc & ưu nhược điểm

Nhược điểm của vải Nylon​

  • Khả năng thấm hút thấp: Tạo cảm giác nóng bức, khó chịu và tích tụ mồ hôi mỗi khi trời nắng nóng. 
  • Tiếp xúc nhiệt kém: Dễ bị hỏng và kém bền khi bị nhiệt tác động từ 100 độ C-180 độ C. Do đó hạn chế phơi áo ở các thiết bị tỏa ra công suất lớn trong quá trình sử dụng. 
  • Tác động xấu đến môi trường: Vải Nylon không thể phân hủy sinh học gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất vải Nylon sẽ tạo ra các oxit nitơ gây ra hiệu ứng nhà kính.
  • Khó nhận biết: Vì tính chất gần giống với vải lụa và satin nên người mua sẽ dễ nhầm lẫn và chọn sai chất liệu vải.
Nylon fabric 10 - Vải Nylon là gì? Nguồn gốc & ưu nhược điểm

Phân loại vải Nylon

Tùy vào tỉ lệ các nguyên liệu và loại sợi khác nhau mà các nhà nghiên cứu sản xuất ra các loại vải Nylon dựa trên phương trình hóa học. Chúng được phân thành 4 loại chính như sau.

Vải Nylon 6-6

Đây được xem là loại vải tổng hợp đầu tiên. Chúng được sử dụng trong rất nhiều cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Loại vải được tổng hợp 100% đầu tiên, được làm từ hexamethylenediamine và một số loại axit cacboxylic. Chất rắn sau đó sẽ được nấu chảy để tạo sợi hoặc kết tinh lại cho mục đích tinh chế.

Nylon fabric 7 - Vải Nylon là gì? Nguồn gốc & ưu nhược điểm

Vải Nylon 6

Là loại vải thường dùng để may áo quần nhưng nó không phổ biến bằng vải Nylon 6.6. Độ bền của sợi Nylon 6 có thể được cải thiện bằng cách kéo sợi nóng chảy và kéo sợi nóng. Khi so sánh với Nylon 6-6, loại sợi này có độ bền va đập cao hơn.

Nylon fabric 6 - Vải Nylon là gì? Nguồn gốc & ưu nhược điểm

Vải Nylon 46

Đây là một sản phẩm của tập đoàn DSM, không dùng để may quần áo mà được sử dụng trong hệ thống làm mát không khí và dùng trong các động cơ như phanh. Loại vải này gây ấn tượng bởi khả năng chống chọi tốt với môi trường khắc nghiệt.

Nylon fabric 4 - Vải Nylon là gì? Nguồn gốc & ưu nhược điểm

Vải Nylon 510

Là một sản phẩm của công ty Du Pont với dự định thay thế Nylon 6-6, hiện nay nó được sử dụng để phục vụ cho các ứng dụng của khoa học và công nghệ. Nhưng vì chi phí quá đắt đỏ nên khó sản xuất hàng loạt loại vải này.

Nylon fabric 3 - Vải Nylon là gì? Nguồn gốc & ưu nhược điểm

Ngoài ra, sợi Nylon còn được trộn thêm với các loại sợi nhân tạo, sợi tự nhiên như lụa, polyester, gấm, cotton… để đáp ứng yêu cầu của sản phẩm.

Xem thêm: Vải Lacoste là gì?

Ứng dụng của vải Nylon

Sự đa dạng về đặc tính của các loại vải Nylon làm cho khả năng ứng dụng của chất liệu Nylon trong đời sống ngày càng cao.

  • Ứng dụng trong lĩnh vực như thời trang: Nhờ những ưu điểm vượt trội về độ bền, tính thẩm mỹ cao, màu sắc chuẩn, chống thấm nước nên vải Nylon rất thông dụng. Nylon sản xuất thành các loại sản phẩm thời trang như áo khoác gió, balo du lịch chống thấm nước, balo leo núi,… Quần áo làm bằng vải Nylon giúp giữ ấm giúp giữ ấm và chống ẩm tốt nên được nhiều khách hàng ưa chuộng ở khu vực lạnh giá.
  • Ứng dụng trong sản xuất đồ dùng nội thất: Với khả năng chống thấm, chống bụi bẩn, dễ vệ sinh, dễ nhuộm màu, bề mặt bóng bẩy rất thích hợp để làm làm rèm cửa, khăn trải bàn, thảm trải sàn, ga đệm ghế sofa, sợi bàn chải đánh răng,…
  • Ứng dụng khác của vải Nylon: Ngoài ra loại vải này còn được dùng để làm lều, dây buộc hàng, phông bạt, tấm dù, cuộn phim, bao đựng, dây đàn, áo mưa, áo giáp, dây vợt cầu lông,… Có thể nói, vải Nylon đem lại rất nhiều lợi ích cho người dùng.

Xem thêm: Vải dệt kim là gì

Cách bảo quản vải Nylon trong quá trình sử dụng

Nylon fabric 12 - Vải Nylon là gì? Nguồn gốc & ưu nhược điểm
  • Tránh ánh nắng để giữ màu áo bền đẹp vì có thể sẽ làm cho vải bị phai màu.
  • Không sử dụng bàn ủi ở nhiệt độ cao để tránh vải bị cháy. Cách tốt nhất là nên lót thêm một lớp trên bề mặt áo quần trước khi ủi.
  • Không sử dụng thuốc tẩy vì sẽ khiến cho áo quần nhanh phai màu cũng như giảm tuổi thọ.
  • Không nên sử dụng nước nóng để ngâm hay giặt quần áo để tránh bị biến dạng.
  • Có thể giặt tay hoặc sử dụng máy giặt cho quần áo vải nilon.

Những câu hỏi thường gặp

Loại vải gốc dầu nào cũng sẽ chứa một số hóa chất mạnh. Nếu bạn sử dụng Nylon đúng cách và làm theo hướng dẫn chăm sóc, loại vải này sẽ an toàn như bất kỳ loại vải may mặc nào khác. Các nhà sản xuất cố gắng để mang lại những bộ quần áo đáp ứng yêu cầu về an toàn và sức khỏe.

Đây là loại vải có tính kháng ẩm và khả năng chống thấm nước tốt nên dễ dàng chịu mọi thời tiết bên ngoài.

Vải Nylon còn được gọi là vải polyme, vải ni lông.

Nylon là vật liệu dễ cháy và có thể bắt lửa dễ dàng vì vậy hạn chế tiếp xúc trực tiếp với lửa.

Nylon là một loại sợi nhân tạo được làm từ than đá, nước và không khí. Một sợi nylon thực sự mạnh hơn một sợi dây thép. 

Một số sản phẩm chứng minh nylon có độ bền cao: sản xuất dù, dây leo núi, vợt thể thao, dây thừng, lưới đánh cá,…



Với hàng chất lượng bình thường bạn có thể mua từ 10.000 – 15.000đ/1m hoặc từ 40.000 – 50.000đ/1kg trong các chợ vải. Những mặt hàng có chất lượng cao hơn hay được pha thêm các sợi tự nhiên thì giá cả sẽ thay đổi tương ứng. Nhưng nhìn chung, giá thành không đắt đỏ.

Kết luận

Nylon là một loại vải phổ biến và được sử dụng rộng rãi hằng ngày. Dựa vào những thông tin trên, Áo Thun Sài Gòn đã cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích và đầy đủ nhất về loại vải Nylon này. Với những ưu điểm nổi bật và một số ứng dụng hằng ngày có thể giúp bạn tìm kiếm chất liệu vải này ở bất kỳ đâu.

5/5 - (1 vote)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Áo Thun Sài Gòn
Áo Thun Sài Gòn
Bài viết mới!
In Pet Chuyển Nhiệt Là Gì?

Công nghệ in pet chuyển nhiệt đang được nhiều xưởng may áp dụng bởi hiệu quả vượt trội của chúng. Đây được xem là bước

Áo jersey là gì?

Áo jersey là gì? Chiếc áo jersey đặc biệt được giới trẻ ưa chuộng, nhất là những tín đồ đam mê thể thao và bộ

Phong cách Streetwear là gì?

Phong cách Streetwear là gì? Streetwear là một trong những xu hướng phát triển nhanh và mạnh mẽ nhất của ngành thời trang. Theo Business

Cách gấp áo dài truyền thống

Cách gấp áo dài truyền thống không bị nhăn một cách đơn giản và được nhiều người áp dụng nhất. Dưới sự biến đổi không

Thông Tin Khác