Vải Thun Lạnh Là Gì? Giá, Ưu & nhược điểm

Vải thun lạnh là gì? Vải thun lạnh ứng dụng như thế nào? Là loại vải được lựa chọn sử dụng nhiều trong may mặc, bởi mang đến nhiều những ưu điểm, ứng dụng rộng rãi được nhiều người lựa chọn. Vậy vải thun lạnh là gì, Thành phần và đặc điểm của vải như thế nào? Hôm nay cùng Áo Thun Sài Gòn tìm hiểu chi tiết về chất liệu vải thun lạnh nhé!

Vải thun lạnh là gì?

Vải thun lạnh là loại vải được làm từ 100% sợi PE. Bên cạnh đó, có một số loại được pha thêm spandex với tỷ lệ 2% – 5% để tăng độ co giãn. Do đó mà vải thun lạnh còn được gọi là cold spandex. Bề mặt vải thun lạnh rất mịn, mượt và mát nên thường được dùng để may các loại trang phục cho phái đẹp như đồ ngủ, đồ bộ, đầm,…

Vải thun lạnh là loại vải có kiểu dệt đơn bằng phương pháp dệt hay dệt kim, tương tự như dệt vải thun trơn. Chủ yếu được dệt nên từ các sợi tổng hợp PE và Nylon, pha trộn với một lượng nhỏ Spandex để tạo nên độ co giãn và mềm mịn cho vải. 

Chất liệu vải thun lạnh cao cấp được dệt từ các sợi Polyester, chuyên sử dụng để may các sản phẩm quần áo thể thao. Bởi mang lại độ co giãn tốt và không bị nhăn hay xù lông trên bề mặt vải. 

Như vậy, vải thun lạnh là loại vải có rất nhiều ưu điểm. dưới đây là bảng tổng hợp về chất liệu vải thun lạnh:

Đặc điểm vải thun lạnh

Tên chất liệuVải thun lạnh
Tên gọi khác Cold Spandex
Thành phần vảiKết hợp thun lạnh với 2-3
Độ thoáng khiCao
Khả năng hút ẩmCao
Khả năng giữ nhiệtThấp
Độ co giãnThấp
Độ vón cụcCao
Quốc gia sản xuất/xuất khẩu lớn nhấtTrung Quốc
Nhiệt độ giặt khuyến nghịẤm hoặc lạnh
Sử dụngĐồng phục thể thao, quần co giãn, quần yoga, quần jean ôm, đồ lót, vớ, bộ quần áo bắt chuyển động.

Nguốc gốc vải thun lạnh

Từ chiến tranh Thế giới thứ II, vải thun lạnh đã xuất hiện để đáp ứng nhu cầu của con người lúc bấy giờ. Các nhà khoa học tại thời điểm này đã mất 10 năm để nghiên cứu ra chất liệu chất liệu vải có sự mỏng nhẹ, mềm mại và độ co giãn tốt với giá thành phải chăng. 

Đến các năm 1962, vải thun lạnh và các loại vải khác được bán ra thị trường. Vải thun lạnh từ đó đã trở thành một trong số các loại vải được sử dụng phổ biến nhất. 

Cách nhận biết vải thun lạnh

‌Để lựa chọn được chất vải tốt để sử dụng, bạn cần phải biết rõ cách nhận biết về loại vải thun lạnh là như thế nào. Hiện nay, có rất nhiều người đang gặp khó khăn trong việc nhận biết vải thun lạnh sao cho chính xác. Dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ những lưu ý nhỏ giúp bạn nhận biết vải thun lạnh một cách dễ dàng nhất nhé. 

  • Dựa vào giác quan: Dùng tay chạm vào vải, bạn sẽ cảm nhận được sự mềm mại, láng mịn của chất liệu vải mang lại. Đặc biệt, vải có độ sáng nhẹ và đều màu.. Khi vệ sinh hay giặt giũ, chất liệu vải thun bị nhăn rất ít, sau đó nó sẽ nhanh chóng quay lại trạng thái ban đầu. Khi mang vải ra ánh sáng mặt trời, nếu là vải thun lạnh sẽ cho ra kết quả: Vải có độ sáng màu tốt và không bị cộm trên về mặt. 
  • Dựa vào nhiệt độ: Vải thun lạnh có khả năng bắt lửa rất kém. Khi bị đốt cháy, vải thun lạnh thường sẽ bị vón thành cục, khó tan. Và để lại mùi khét của nhựa bởi trong chất liệu vải thun lạnh có chứa Nylon. 
  • Dựa vào tính thấm nước: Dùng một ít nước cho lên trên bề mặt vải, quan sát và nhận thấy nếu, vải không thấm nước hay thấm cực kỳ chậm thì đó chính là vải thun lạnh. Vì đặc điểm vật lý của chất liệu này là có khả năng thấm nước rất kém. 
  • Dựa vào cơ học: Bạn có thể dùng lực tác động lên vải bằng cách kéo giãn. Sau khi kéo giãn mà hình dạng vải vẫn như ban đầu thì đó chính là chất liệu vải cao cấp, chất lượng. 

Đặc điểm vải thun lạnh

vải thun lạnh là gì

Tương tự như những chất liệu vải may khác, vải thun lạnh cũng có một số đặc điểm sau:

Ưu điểm vải thun lạnh

Được dệt nên từ các loại sợi tổng hợp, nên vải thun lạnh thường có bộ láng mịn rất tốt, khi sờ vào mang cảm giác mát lạnh, rất được lòng người tiêu dùng. Chất liệu vải dễ dàng vệ sinh mà không lo bị nhăn và ít bị co rút. Vải thun lạnh được ưu ái sử dụng để may các trang phục thể thao bởi có khả năng không thấm nước và  thoát ẩm cực kỳ nhanh chóng, giúp người mặc cảm nhận được sự thoáng mát. Mẫu mã và màu sắc của vải thun lạnh đa dạng, đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau của người mua.

Nhược điểm vải thun lạnh

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, thì vải thun lạnh cũng có những mặt hạn chế như, chỉ phù hợp để may các dòng sản phẩm áo ba lỗ thể thao hay các mẫu áo dáng form rộng. Vải thun lạnh sẽ có dấu hiệu co giãn, nhão vải thi tiếp xúc với nhiệt độ cao từ 180 độ C cho đến 200 độ C, cho nên bạn không nên để vải thun lạnh ở những nơi có nhiệt độ cao.

Phân loại vải thun lạnh

Vải thun lạnh được người ta chia thành hai loại, đó chính là: Vải thun lạnh 4 chiều và vải thun lạnh 2 chiều. 

  • Vải thun lạnh 4 chiều: Có thành phần dệt nên từ 95% sợi PE và 5% sợi Spandex. Vải 4 chiều có khả năng co giãn cả chiều dọc và chiều ngang tốt mang lại sự thoải mái cho người măc. Chất liệu vải thun lạnh 4 chiều có giá thành vải khá cao, nhưng sau một quá trình sử dụng vải sẽ bị chảy xệ và giãn rộng. 
  • Vải thun lạnh 2 chiều: Có cấu tạo giống hoàn toàn với vải thun lạnh 4 chiều, nhưng được áp dụng bởi kỹ thuật dệt khác nhau. Khác với loại vải 4 chiều, vải thun lạnh 2 chiều chỉ có khả năng co giãn thấp hơn, chỉ co giãn theo chiều ngang và rất dễ bị nhăn nhúm. Khi mặc, vải thun lạnh 2 chiều cho người mặc cảm giác vải khá thô cứng. Nhưng ưu điểm của vải là có giá thấp, chất vải bền và ít bị chảy xệ sau một khoảng thời gian sử dụng.  

Ứng dụng vải thun lạnh

Vải thun lạnh được nhiều người ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày. Đa số vải thun lạnh được dùng để may trang phục nhờ có những đặc tính, những ưu điểm vượt trội của nó. 

  • May quần áo dành cho nữ: Nhờ có bề mặt vải láng mịn và độ thoáng mát tốt, vải thun lạnh thường dành để may các mẫu áo phông, những bộ đồ ở nhà, váy ngủ, đồ ngủ,…
  • May quần áo dành cho nam: Được ứng dụng may các trang phục thể thao dành cho nam, nhờ có tính thoáng mát và khả năng thoát ẩm cực kì tốt. Giúp quá trình vận động và di chuyển trở nên dễ dàng nhưng không bị đổ mồ hôi và bí bách. 
  • Bên cạnh đó, vải thun lạnh còn được dùng để may các tranh phục như áo ba lỗ, quần short rộng rãi cho trẻ em. Hay may các sản phẩm áo chống nắng cũng cực kỳ tốt. 

Giá thị trường của vải thun lạnh

Vải thun lạnh được bán trên thị trường với giá cả rẻ, vừa phải phù hợp với túi tiền của nhiều đối tượng tiêu dùng. Tùy thuộc vào những màu sắc, chất liệu từ thấp đến cao cấp, vải thun lạnh sẽ có những mức báo giá khác nhau. Dưới đây là bảng báo giá vải thun lạnh, quý khách hàng và quý đối tác có thể tham khảo. 

  • Vải thun lạnh thông thường: 60.000 – 80.000 VNĐ/ kg (tùy màu).
  • Vải thun lạnh 4 chiều: 65.000 – 75.000 VNĐ/ kg (tùy màu).
  • Vải thun lạnh 2 chiều: 54.000 – 58.000 VNĐ/ kg (tùy màu).

So sánh vải thun lạnh với vải cotton

Hai loại vải thun cottonvải thun lạnh đều có những nét tương đồng giống nhau. Vậy làm như thế nào để có thể nhận biết, so sánh hai chất liệu vải này? Hãy cùng chúng tôi so sánh sự giống và khác nhau của vải thun lạnh và vải thun cotton nhé. 

  • Về giống nhau:

Đầu tiên và về những nét giống nhau, cả hai loại vải đều được sử dụng các phương pháp dệt kim để tạo thành. Đều mang lại cho người mặc cảm giác thoải mái, dễ chịu và bề mặt vải mịn màng và co giãn tốt. Khả năng thoát ẩm tốt, phù hợp sử dụng cho việc tập thể thao hay vận động mạnh gây nhiều mô hôi. 

  • Về khác nhau:

Khác với vải cotton, vải thun lạnh sở hữu độ bóng nhất định. Khi mang cả hai loại vải ra ánh nắng mặt trời, vải thun lạnh sẽ cho ra ánh sáng nhẹ và không bị nổi cộm lên trên bề mặt. 

Dùng cơ học kéo giãn vải, khi kéo vải cotton sẽ bị cứng và trở nên khó kéo giãn. Còn với vải thun lạnh dễ dàng được kéo giãn ra và nhanh chóng trở lại form dáng ban đầu. 

Khi mặc, vải thun lạnh sẽ mát hơn vải thun cotton rất nhiều. Khả năng thấm hút mồ hôi của thun lạnh thấp hơn so với thun cotton, nhất là ở nhiệt độ cao. 

Những câu hỏi thường gặp

Câu trả lời là có nhé. Chất liệu vải thun lạnh khi mắc tạo độ mát mẻ và mềm mại cho người mang, nhưng tốt nhất là dành cho người vận động ít. Bởi lẽ khi vận động quá mạnh tiết nhiều mô hôi, vải thun lạnh không có khả năng hút ẩm cao như cotton nên sẽ gây nóng. Nhưng thun lạnh lại có khả ăn thoát ẩm, giúp trang phục khô nhanh không gây ứ đọng mồ hôi.

Với thành phần được cấu thành từ các sợi tổng hợp nên vải có bộ đền rất cao. Bề mặt vải có độ láng bóng và trơn nhất định nên khi giặt giũ hay vệ sinh kể cả bằng tay hay bằng cũng không thành vấn đề. Nên không dễ bị xù lông hay co giãn khi sử dụng. 

Để bảo quản vải tốt nhất bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Không nên giặt hoặc ngâm vải quá lâu.
  • Không nên sử dụng những chất tẩy rửa hoặc bột giặt quá mạnh lên vải, tránh mất màu vải. 
  •  Không là ủi vải thun lạnh ở nhiệt độ quá cao khiến vải co rút lại.
  • Nên phơi quần áo từ thun lạnh ở những nơi thoáng mát, tránh ánh nắng chiếu sáng trực tiếp. 

Mỗi một loại vải đều có những đặc tính, những ứng dụng riêng:

  • Tùy vào thời tiết: Vào những ngày hè hay những ngày quá ói bức, vải thun cotton là sự lựa chọn hoàn hảo nhất. Vì vải thun cotton có khả năng thấm hút và tạo sự thoải mái tốt nhất cho người mặc. Cong vào những ngày bình thường, mát mẻ bạn nên lựa chọn vải thun lạnh sẽ phù hợp nhất.
  • Tùy vào mức độ vận động: Đều có khả năng co giãn, đàn hồi cực kỳ tốt. Các sản phẩm trang phục vận động, thể dục thể thao thường được sử dụng chất liệu vải thun lạnh để may. Còn vải thun cotton thường dùng để may các trang phục hằng ngày, vận động nhịp nhàng, đảm bảo mang đến sự thoải mái tốt nhất. 

Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của bạn, chỉ cần ứng dụng vào đúng trường hợp, thì các chất liệu vải sẽ phát huy tốt những khả năng, đặc điểm nổi bật của nó. 

Kết luận

Áo Thun Sài Gòn đã chia sẻ hết mình những thông tin về vải thun lạnh là gì. Mong rằng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích cho các bạn khi lựa chọn chất liệu vải phù hợp với bản thân và gia đình mình. Ngoài ra, Áo Thun Sài Gòn chúng tôi còn cung cấp thông tin nhiều loại vải khác như vải Lacoste, vải Cotton, Vải Bamboo, vải Kaki, Kate… Để theo dõi những bài viết tiếp theo, hãy theo dõi website aothunsaigon.com để cập nhật nhanh nhất nhé. 

Rate this post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Thông Tin Khác