Top 27 loại Vải May Đồng Phục

Nếu không phải là người trong ngành may mặc đồng phục hoặc chuyên môn thì hầu như chúng ta không thể nhận biết sâu sắc vải may đồng phục đang mặc trên người là vải gì, có đặc điểm ra sao. Thậm chí là nó có đạt chất lượng vải tiêu chuẩn cao cấp hay không. Vì vậy, hôm nay Áo Thun Sài Gòn sẽ bật mí cho các bạn cách nhận biết những chất liệu vải may đồng phục phổ biến dùng trên thị trường để bạn có thêm kiến thức hữu ích trước khi đặt may đồng phục tại Áo Thun Sài Gòn nhé.

Vải may đồng phục áo thun/ phông

Chất liệu vải may đồng phục áo thun vô cùng đa dạng, bạn dễ dàng tìm được những dòng vải phù hợp với nhu cầu sử dụng cũng như sở thích và ngân sách của mình. Đặc biệt áo thun rất được sử dụng trong đồng phục, vậy nên bạn có thể đọc qua bài so sánh các loại vải đồng phục áo thun để có được cái nhìn trực quan nhất.

1. Vải Cotton Thái

Vải cotton Thái là vải may đồng phục có hàm lượng cotton 95% và 5% sợi Spandex giúp vải được mềm mại và đàn hồi cao. Vải được dệt bởi công nghệ dệt vải tân tiến của Thái Lan và là loại vải có chất lượng cao nên giá thuộc hàng đắt nhất thị trường. Vải cotton Thái rất được ưa chuộng để may áo thun đồng phục, nhất là mùa hè bởi tính thoáng mát cao, thấm hút mồ hôi và thoát nhiệt cực nhanh.

2. Vải Cotton TC

Vải cotton TC (hay còn gọi là vải Tixi, vải cotton 35/65) là vải may đồng phục được dệt từ 35% sợi cotton, 65% sợi Polyester và 5% sợi spandex. Đây là chất liệu vải phổ biến nhất thị trường bởi vải đẹp, độ bền cao, mặt vải mịn màng,  tính năng thấm hút tốt và dễ bắt màu. Vải cotton TC có nhiều ưu điểm nhưng giá thành vừa phải nên rất được các doanh nghiệp sử dụng may đồng phục cho nhân viên. 

3. Vải Cotton PC

Cotton PC hay vải sợi pha được ra đời nhằm mục đích hạn chế những nhược điểm của vải cotton 100% mà không cần tăng giá thành. Áo không bị dão, nhăn nhưng vô cùng mềm mại. Tùy vào tỉ lệ pha trọng giữa cotton và polyester sẽ có từng loại tên khác nhau, phổ biến nhất vẫn là PC 65/35.

4.Vải Lacoste TC

Vải Lacoste TC là loại vải dệt với mắt vải to tạo nên độ dày cứng cáp cho vải. Chất liệu vải được hình thành từ 3% Spandex, 35% sợi tổng hợp và 32% sợi cotton. Vải có độ thoáng mát, hút ẩm tốt và giá thành rẻ nên Lacoste TC rất người ưa chuộng để may áo thun đồng phục. 

Vải Lacoste hay còn gọi là vải cá sấu là một loại vải được ưu chuộng và sử dụng rộng rãi hiện nay.

5. Vải Lacoste PE

Lacoste PE là loại vải may đồng phục được làm từ 95% sợ poly nhân tạo và 5% spandex. Khi sờ vào, bề mặt vải có độ láng mịn cao, ít thấm nước. Giá thành vải rẻ hơn so với vải Lacoste TC.  Loại vải này phổ biến trong việc may đồng phục công ty, đồng phục áo lớp và đồng phục cho các nhà máy xí nghiệp. 

6. Vải Poly Thái

Vải Poly Thái là loại vải may đồng phục được tạo nên từ các sợi nylon nhân tạo nhập từ Thái. Chất liệu vải cho ra bề mặt láng mịn, mềm mại, độ co giãn tốt, và mang tính thẩm mỹ cao. Poly Thái ưa chuộng với giá thành rẻ và phù hợp để làm đồng phục, áo thể thao,…

7. Vải thun lạnh

Loại vải này được dệt nên từ các sợi PE, sợi Spandex và sợi Nylon. Giá thành chất vải thun lạnh rẻ hơn nhiều so với các chất vải khác trên thị trường. Khi sờ vào mang lại cảm giác mát, mềm mại có khả năng chống bám cực kỳ cao. Chính vì thế vải thun lạnh rất phù hợp để may đồng phục thể thao, váy chống nắng.

8. Cotton bee

Vải cotton bee phù hợp với thời tiết oi ả ngày hè tại Việt Nam. Độ thấm hút thoát ẩm của vải cotton bee cao hơn loại vải làm từ 100% cotton thông thường. Loại vải này cấu tạo trên 65% cotton với kết cấu dệt hình tổ ong, 27% sợi polyester và 3% sợi độc quyền.  Chất vải mềm mịn, màu sắc tươi sáng, giá thành hợp lý. Sản phẩm làm ra không bị nhão vải, đứng form dáng và chống nhăn cực kì hiệu quả.

9. Vải Linen

Vải Linen hay còn có tên gọi gần gũi là vải lanh. Loại vải này được dệt từ thân cây lanh tự nhiên. Chất liệu vải được dệt tương đối to, nên nhìn bề mặt cũng có thể thấy rõ từng sợi vải. Vải Linen cực kỳ thân thiện với môi trường và an toàn cho làn da. Khả năng thấm hút cao, chất vải mát mang lại cảm giác thoải mái cho người mặc, giá thành vải Linen phải chăng phù hợp với túi tiền người tiêu dùng.

Vải may đồng phục áo sơ mi

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều chất vải may đồng phục được sử dụng để may áo sơ mi. Tùy theo từng đặc điểm, tính chất và giá thành khác nhau sẽ có những chất liệu vải phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. Dưới đây là một số loại được sử dụng phổ biến hiện nay:

10. Vải Bamboo

Vải Bamboo hay vải sợi tre là dòng vải vải may đồng phục được tổng hợp từ bột cellulose có trong cây tre. Chất liệu vải mang nhiều những đặc tính nổi trội  so với vải cotton và các loại vải khác. Độ thấm hút mồ hôi cực kỳ cao, cao hơn hẳn 60% chất liệu vải cotton. Được làm từ bột tre nên nó có tính kháng khuẩn cao và rất thân thiện với môi trường. Có giá giao động trên thị trường từ 40.000 VNĐ đến 170.000 VNĐ.

11. Vải Kate Mỹ, Kate Ý, Kate Hàn

Là loại vải được sử dụng để may áo sơ mi. Tùy thuộc vào phần trăm thành phần cotton bên trong, vải kate được chia thành các loại như: Vải Kate Mỹ, Kate Ý, Kate Hàn,… Điểm chung của các vải Kate lò có chất vải mềm mại, khả năng chống nhăn, co giãn và bền màu cực kỳ tốt phù hợp may sơ mi và đồng phục công sở. Vải Kate thuộc nhóm vải cao cấp nên có giá thành khá cao.

12. Vải thô

Vải thô thuộc nhóm vải tự nhiên, được dệt và kéo sợi từ những sợi bông, sợi gai không chứa chất hóa học.  Vải cho tên là vải thô, vì khi tiếp xúc với da tạo cảm giác hơi thô cứng hơn so với những chất liệu vải khác. Giá thành phù hợp với người tiêu dùng, nên thường được sử dụng để may váy, quần và áo sơ mi hay sản xuất các sản phẩm trang trí nội thất. 

13. Lon Mỹ

Vải Lon Mỹ được nhiều công ty chọn dùng để may sơ mi công sở. Bởi giá thành vải rẻ, chất liệu vải mang lại nhiều các đặc tính ưu việt như: Có độ dày vừa phải, tạo sự mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt và giặt mau khô. Tuy nhiên , màu sắc của vải lại không đa dạng, màu mè. 

Vải may đồng phục áo gió

Đồng phục áo gió dùng để sử dụng khoác ngoài khi ra đường, giúp chắn gió luồn vào  cơ thể người mặc.  Áo gió được làm từ nhiều các loại vải may đồng phục khác nhau. Cùng tìm hiểu kỹ hơn ở mục dưới đây nhé.

14. Vải gió lì

Vải gió lì hay có tên khác và vải gió trơn. Chất liệu vải gió lì có bề mặt mịn không dễ nhăn. , sợi vải dệt loại sợi mỏng để tạo nên bề mặt hoàn hảo và lì nhất. Vải gió lì đa dạng các màu sắc khác nhau, được dùng để cản gió, chống nắng và bụi bẩn.  Giá thành vải gió phì phải chăng.

15. Vải gió phai

Vải gió phai có bề mặt vải mỏng và dễ bị sun, gây nhăn khi in nhiệt. Thông thường chất vải gió phai được dùng để may lớp bên ngoài của áo phao hay áo khoác mỏng để cố định bông hay lông vũ.Ưu điểm nổi bật của vải gió phai là có khả năng chống thấm nước, chống gió vô cùng tốt. Nhưng nhược điểm là gây cảm giác bí hơi và rất dễ hỏng.

16. Vải gió ô thời trang

Ngoài kết hợp với các sợi nhân tạo vải gió thời trang còn được pha trộn thêm sợi tơ tằm, giúp bề mặt vải thanh lịch hơn. Một số loại vải gió thời trang còn được dệt hoa văn, họa tiết giúp mẫu đồng phục áo gió đẹp hơn bớt nhàm chán, đơn điệu. Nhược điểm của vải gió thời trang là có  giá thành khá đắt đỏ khi sử dụng chất liệu vải này.

17. Vải gió chống nước

Hay còn được biết đến với tên là vải gió gân. Vải gió chống nước có bề mặt vải gồ lên, dày hơn vải gió lì và có khả năng chống thấm cực kỳ tốt. Đường vân trên bề mặt vải giúp vải không dễ bị bám bẩn. Giá  thành của vải gió chống nước khá rẻ phù hợp sử dụng may các sản phẩm áo khoác gió.

Vải may đồng phục tạp dề, áo bếp, bảo hộ lao động

Dưới đây là một số các loại vải thường dùng để may đồng phục tạp dề, áo bếp hay đồ bảo hộ lao động.

18. Vải Kaki Thành Công

Chất vải Kaki Thành Công được cấu tạo từ 83% sợi cotton và 17% sợi PE. Với đặc tính cực bền, mát, có độ co giãn và khả năng thấm hút tốt nên vải thường  được sử dụng để may quần áo, tạp dề đồng phục, đồng phục công nhân, và đồ bảo hộ lao động. Nhược điểm của vải là có giá thành cao và bề mặt vải dày nhìn chất vải hơi thô. 

Vải kaki

19. Vải Kaki thun

Là phiên bản nâng cấp của dòng vải Kaki thông thường. Vải Kaki thun cấu thành từ các sợi cotton, polyester và sợi spandex, có tính mỏng nhẹ và độ co giãn khá tốt. Vải Kaki thun với giá thành rẻ, chuyên dùng để may các sản phẩm áo bếp, đồ bảo hộ lao động. 

vải kaki thun

Là phiên bản nâng cấp của dòng vải Kaki thông thường. Vải Kaki thun cấu thành từ các sợi cotton, polyester và sợi spandex, có tính mỏng nhẹ và độ co giãn khá tốt. Vải Kaki thun với giá thành rẻ, chuyên dùng để may các sản phẩm áo bếp, đồ bảo hộ lao động. 

20. Vải Kaki Nam Định

Vải Kaki Nam định có nguồn gốc sản xuất từ Nam Định. Thành phần cotton khá thấp  nên độ thoáng khí của vải có thần thấp hơn so với các loại vải khác. Nhưng vải Kaki Nam Định có độ bền vải được đánh giá cao, giá thành vải rẻ nên rất được khách hàng lao động thu nhập thấp ưa chuộng. 

21. Vải Kaki Pangrim ( Kaki Liên Doanh)

Là loại vải  xuất xứ từ Hàn Quốc, được dệt từ các sợi tổng hợp như nylon, rayon và sợi bông giúp vải Kaki Pangrim  có nhiều tính năng tốt. Chẳng hạn như: Không bị xù lông, thoáng mát, độ đàn hồi tốt và giá thành rẻ nên được lựa chọn để may đồng phục bảo bộ lao động .

22. Vải canvas

Chất liệu vải canvas là loại vải được dệt từ sợi gai dầu kết hợp với các loại như cotton, hemp và các loại vải tổng hợp khác. Vải canvas được ứng dụng rộng trọng sản xuất túi xách, tạp dề, giày dép. Ưu điểm nổi bật của chất vải này là có khả năng chấm thấm, độ bền màu của vải rất tốt. Chất liệu vải canvas nhẹ và có độ an toàn, lành tính cho da khi sử dụng. Giá thành vải canvas không quá cao cần cân nhắc khi lựa chọn.

Vải may đồng phục vest, quần âu, Chân váy

Vải may đồng phục công sở ảnh hưởng trực tiếp đến kiểu dáng, mẫu mã và sự thoải mái cho người mặc. Dưới đây là những loại vải thường xuyên sử dụng để may đồng phục công sở như vest, quần âu. 

23. Vải Tuyết mưa

Có xuất xứ và được dệt nhiều ở Roma, Ý, được cấu tạo từ các sợi rayon, poly, viscose và spandex. Vải Tuyết mưa nổi trội bởi sự bền màu, vải không quá dày, cũng không quá mỏng phù hợp sản xuất các sản phẩm đồng phục như vest, chân váy,. Vải có độ co giãn khá tốt, an toàn với làn da mang lại cảm giác thoải mái và dễ chịu cho người mặc. Giá thành của vải Tuyết mưa tương đối cao. 

24. Vải Umi

Vải Umi được dệt nên từ các sợi nhân tạo và các sợi tự nhiên từ gỗ, tre, nứa. Vải có đặc tính thoáng mát, độ thấm hút cao và thân thiện với làn da khi tiếp xúc. Nhờ chất lượng giá thành rẻ và đa dạng màu sắc, vải Umi là sự lựa chọn ưu tiên cho các trang phục thường ngày như chân váy,áo đồng phục,…

25. Vải Poplin

Vải Poplin có thành phần cấu tạo từ các sợi cotton, poly, spandex…và có kết cấu đường gân chạy dọc theo sớ vải. Chất liệu vải có độ chặt chẽ sắc nét nhưng cũng tạo được độ mềm mại, không dễ nhăn. Vải Poplin được sử dụng để sản xuất các mặt hàng cao cấp như áo sơ mi, váy đầm mang lại vẻ đẹp tinh tế, sang trọng. Giá thành chất liệu vải Poplin không cao phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng.

26. Vải Ruby

Có nguồn gốc xuất xứ từ Hàn Quốc và Trung Quốc, hình thành từ các sợi polyester. Đặc điểm nổi bật của vải Ruby là có màu sắc đa dạng, khả năng co giãn tốt, tạo sự thoải mái khi làm việc và di chuyển cho người mặc. Vải Ruby được ưu tiên sử dụng để may các trang phục công sở như: Vest, chân váy, đầm câm sở, quần âu.

27. Vải Nano

Vải Nano có tên gọi bắt nguồn từ công nghệ hạt siêu nhỏ với kích thước tính bằng nanomet. Nhờ cào các hạt nhỏ siêu li ti giúp bề mặt vải nano có khả năng chống thấm nước rất tốt và loại bỏ các mùi hôi cơ thể mang lại cảm giác thoáng mát, dễ chịu cho người mặc. Vải Nano có đa dạng màu sắc, có khả năng giữ form dáng hiệu quả, đặc biệt có khả năng chống tĩnh điện. Vì thế giá thành vải Nano cao hơn cá loại vải khác trên thị trường. Người ta thường ứng dụng loại vải trong việc may đo các trang phục như vest công sở, chân váy,…

Kết luận

Trên đây là những thông tin về các loại vải thường được sử dụng may đồng phục trên thị trường. Ngoài ra thì tài ATSG còn có rất nhiều màu sắc khác nhau, vậy nên bạn nên tham khảo thêm bảng màu vải để chọn được màu đẹp và phù hợp. Hy vọng rằng những chia sẻ trên của chúng tôi sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích để có thể lựa chọn và phân biệt được các loại vải một cách chính xác nhất. Đừng quên theo dõi website: aothunsaigon.com để lựa chọn cho mình những chiếc áo có chất vải phù hợp nhất nhé.

 

Rate this post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Thông Tin Khác